Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
08:00 > 17:30
Thứ Hai đến Thứ Sáu
HOTLINE: 0904.752.808
[email protected]

Đăng Ký Bản Quyền

  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
Trang chủ » Đăng ký bản quyền » Sở hữu trí tuệ » Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là điều cần thiết

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là điều cần thiết

Sở hữu trí tuệ  |  Thái Thành  |  12/12/2021  | 
Lượt xem: 311

Những thành tựu về công nghệ, về khoa học, kỹ thuật, về những sáng tạo của con người càng ngày càng nhiều và có ý nghĩa rất lớn trong xã hội. Đây là những tài sản vô hình và bản thân người tạo ra không thể chiếm hữu cho riêng mình cũng như không thể coi đó là tài sản cá nhân, những thành tựu này rất dễ bị chiếm đoạt và bị trộm ý tưởng. Do đó, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là điều cần thiết. Mời Quý vị theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là điều cần thiết.

Mục lục

  • Thuật ngữ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào?
  • Các đối tượng nào thuộc sở hữu công nghiệp?
  • Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm những nội dung nào?

Thuật ngữ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào?

Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể đó là nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp như sau:

  • Bí mật kinh doanh: Khi chủ sở hữu có được một cách hợp pháp những bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật những bí mật kinh doanh đó;
  • Sáng chế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ;
  • Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Căn cứ vào việc sử dụng nhãn hiệu đó;
  • Đối với tên thương mại: Căn cứ vào việc sử dụng hợp pháp tên thương mại;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Căn cứ vào việc hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ
Tìm hiểu quyền sở hữu công nghiệp.

Các đối tượng nào thuộc sở hữu công nghiệp?

Theo quy định luật sở hữu trí tuệ hiện hành, đối tượng của sở hữu công nghiệp gồm:

  • Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng phía bên ngoài, được thể hiện bởi đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của đường nét, hình khối, màu sắc;
  • Tên thương mại: Được biết tới là tên gọi của chủ thể kinh doanh nhằm mục đích để phân biệt chủ thể mang tên gọi đó với chủ thể khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trong cùng một khu vực;
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Gồm cấu trúc các phần tử của mạch tích hợp bán dẫn và mối liên kết giữa các phần tử với nhau;
  • Nhãn hiệu: Là dấu hiệu phân biệt những hàng hóa/dịch vụ của các chủ thể khác nhau;
  • Bí mật kinh doanh: Là những thông tin có tính chất phải giữ bí mật và những thông tin này có được từ các hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ mà chưa được bộc lộ ra ngoài và được dùng trong kinh doanh để tạo ra lợi thế;
  • Sáng chế: Là giải pháp về mặt kỹ thuật, được thể hiện bằng sản phẩm hoặc quy trình làm ra sản phẩm;
  • Chỉ dẫn địa lý: Dùng để chỉ nguồn gốc của sản phẩm từ đâu.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm những nội dung nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung:

  • Ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp như đối tượng của quyền, căn cứ xác lập quyền, điều kiện bảo hộ độc quyền, thủ tục các bước đăng ký bảo hộ và quy trình xử lý đơn đăng ký,…;
  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền);
  • Quy định các biện pháp có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của chủ văn bằng sở hữu công nghiệp, đó có thể là quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp tương ứng với hành vi xâm phạm quyền để xử lý.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là điều cần thiết trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Cùng chuyên mục

Lý do phải đăng ký thương hiệu độc quyền
Vì sao phải đăng ký thương hiệu độc quyền

Tìm hiểu quyền sở hữu trí tuệ năm 2022
Tìm hiểu quyền sở hữu trí tuệ năm 2022

Khái quát luật sở hữu trí tuệ hiện hành
Khái quát luật sở hữu trí tuệ năm 2022

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thương hiệu
Hướng dẫn chi tiết đăng ký thương hiệu

Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệu
Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệu

Từ khóa

Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền kịch bản Bản quyền logo Bản quyền thương hiệu Bản quyền tác phẩm bản quyền youtube Bản quyền âm nhạc Bảo hộ bản quyền Bảo hộ logo bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ quyền tác giả Giải pháp hữu ích Hồ sơ đăng ký bảo hộ hồ sơ đăng ký công ty Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Kịch bản chương trình Logo thương hiệu Ly hôn Nhãn hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng nhượng quyền thương mại Quyền nhân thân Quyền Sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ Quyền tài sản Quyền tác giả Sáng chế Sở hữu trí tuệ thành lập công ty Thành lập doanh nghiệp Thời hạn bảo hộ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm âm nhạc Tác phẩm điện ảnh Xâm phạm bản quyền Xâm phạm nhãn hiệu Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền logo Đăng ký logo đăng ký bản quyền thương hiệu đăng ký nhãn hiệu đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký thương hiệu

Xem gần đây

  • Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành
  • Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
  • Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm
  • Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  • Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao? Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?

Thông tin liên hệ

Văn phòng luật sư
Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
[email protected]
0904.752.808

Dịch vụ

Đăng ký bản quyền Đăng ký kinh doanh Hôn nhân và gia đình Sở hữu trí tuệ

Tags

app thiết kế logo Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền của tác phẩm điện ảnh Bản quyền Facebook Bản quyền game Bản quyền âm nhạc Bản quyền điện ảnh
Đăng Ký Bản Quyền · Copyright© 2022
0904.752.808