Nhà nước luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền của các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ được sáng tạo nên. Ngoài việc mang lại những lợi ích nhất định cho người tạo ra nó thì tác phẩm còn nhằm thỏa mãn các nhu cầu chung của xã hội, của nhân loại. Để bảo vệ những quyền lợi của mình cao hơn thì cần có cái nhìn toàn diện về bảo hộ và rủi ro khi không đăng ký bản quyền. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Tìm hiểu rủi ro khi không đăng ký bản quyền hiện nay
Đăng ký bản quyền được hiểu như thế nào hiện nay?
Đăng ký bản quyền được hiểu là tác giả, chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ tại Cục bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Quá trình này được diễn ra theo một trình tự, trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Đăng ký bản quyền có phải là thủ tục bắt buộc không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì đây không phải là thủ tục bắt buộc mà mang tính tự nguyện. Dù có đăng ký hay không thì quyền sở hữu tác phẩm cũng được xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định. Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

Đăng ký bảo hộ bản quyền là thủ tục mang tính tự nguyện
Nếu bạn đã tiến hành đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ không cần phải chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác.
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ bản quyền hiện nay là gì?
Mặc dù việc đăng ký bảo hộ tác phẩm không phải bắt buộc mà mang tính tự nguyện. Nhưng việc đăng ký là rất cần thiết, bởi đây là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm một cách tối đa nhất. Bởi khi tranh chấp xảy ra, bạn phải đưa ra chứng cứ để chứng minh mình là tác giả của tác phẩm đó. Cụ thể là chứng minh quá trình mình sáng tác ra tác phẩm như các bản dự thảo hay phác họa hoặc có các nhân chứng biết về việc mình sáng tác. Điều này nghe có vẻ bình thường, nhưng nhiều trường hợp việc chứng minh là rất khó và có khi là không thể.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về rủi ro khi không đăng ký bản quyền hiện nay. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn. Để liên hệ với chúng tôi, mời bạn liên hệ qua website http://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn