Việt Nam từ trước đến nay được biết đến là một quốc gia phát triển nông nghiệp là chính. Trong đó, với đất đai màu mỡ thuận lợi cho nhiều cây ăn trái phát triển thì ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư cho việc trồng cây ăn trái cung cấp các sản phẩm nông sản chất lượng đến người tiêu dùng. Và để tạo uy tín cho thương hiệu trái cây của mình nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu đăng ký nhãn hiệu cho nó. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm trái cây.

Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho trái cây
Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho trái cây
Để đăng ký nhãn hiệu cho trái cây bạn cần tìm hiểu rõ về thủ tục đăng ký. Cụ thể như sau:
Tra cứu nhãn hiệu sản phẩm trái cây
Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục tự nguyện trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ lên Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu bạn không muốn mất thời gian chờ đợi và rồi bị từ chối vì nhãn hiệu không hợp lệ thì nên tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và điều chỉnh để nâng cao khả năng đăng ký bảo hộ thành công.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trái cây
Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu duy nhất cho sản phẩm trái cây chính là nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký theo kích thước quy định từ 30x30mm trở lên và không quá 80x80mm.
- Danh mục sản phẩm trái cây cần đăng ký nhãn hiệu tương ứng
- Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí theo quy định
- Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu (đối với trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho người khác đăng ký)
Trong đó danh mục sản phẩm gắn nhãn hiệu sẽ được phân loại theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Đối với trái cây thì sẽ thuộc nhóm 29: quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả. Hoặc nhóm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi.

Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm trái cây
Quy trình cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm trái cây tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền, Cục sẽ tiến hành làm việc theo quy trình sau đây:
Thứ nhất là thẩm định hình thức đơn. Thông thường thì thời gian để thực hiện bước này là từ 1 – 2 tháng tính từ ngày Cục nhận được đơn đăng ký hợp lệ. Đơn sẽ được xem xét có đầy đủ tài liệu cần thiết hay chưa, hàng hóa, dịch vụ có được phân loại đúng nhóm không… Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết về mặt hình thức, đơn sẽ được thông báo hình thức hợp lệ tới người nộp đơn.
Thứ hai là Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau khi người nộp đơn nhận được thông báo đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ tiến hành công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp trong thời gian 2 tháng tính từ ngày có thông báo.
Thứ ba, là thẩm định nội dung đơn. Đây là quy trình mất rất nhiều thời gian, khoảng từ 9 – 12 tháng. Nếu nội dung không đáp ứng các điều kiện của Cục SHTT, chẳng hạn như nhãn hiệu bị trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký thì Cục sẽ từ chối bảo hộ và thông báo tới người nộp đơn để giải quyết.
Cuối cùng là Cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sau 2 – 3 tháng tính từ ngày có thông báo nội dung đơn hợp lệ và người nộp đơn đã hoàn thành lệ phí.
Hy vọng với những thông tin mà Phan Law cung cấp, bạn đã có cái nhìn tổng quát về cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm trái cây của mình. Nhìn chung có lẽ bạn đã hình dung được sự phức tạp của quá trình thẩm định đơn của Cục sở hữu trí tuệ. Nó yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhất định. Do đó, trong quá trình đăng ký nếu có thắc mắc hoặc cần có sự giúp đỡ vui lòng liên hệ ngay Phan Law để được tư vấn nhé.
Nguồn: https://phan.vn/cach-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cho-san-pham-trai-cay.html