Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
08:00 > 17:30
Thứ Hai đến Thứ Sáu
HOTLINE: 0904.752.808
[email protected]

Đăng Ký Bản Quyền

  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
Trang chủ » Đăng ký bản quyền » Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bản quyền  |  Đặng Nga  |  04/10/2021  | 
Lượt xem: 292

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Mục lục

  • Vấn đề chung về Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    • Khái niệm:
    • Lý do cần gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
  • Trình tự, thủ tục thực hiện
    • Thẩm quyền giải quyết:
    • Thời hạn gia hạn:
    • Hồ sơ gia hạn:
    • Trình tự thực hiện:

Vấn đề chung về Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Khái niệm:

Khoản 25, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 (sau đây gọi là “Luật SHTT”): Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Khoản 16, Điều 4, Luật SHTT: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Như vậy, Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, được ghi nhận dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (sau đây gọi là “VBBH”) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu – dấu hiện dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Lý do cần gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 6, Luật SHTT, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp VBBH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Luật SHTT, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Đối với các nhãn hiệu thông thường, không phải nhãn hiệu nổi tiếng, thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm theo quy định tại Khoản 6, Điều 93, Luật SHTT.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ được xác lập thông qua việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước. Do đó, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sau khi hết thời hạn bảo hộ 10 năm, chủ thể cần phải gia hạn thêm thời gian bảo hộ. Trong trường hợp không đăng ký gia hạn, chủ thể quyền có thể không được bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi nhãn hiệu bị tổ chức, cá nhân khác xâm phạm.

Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Thẩm quyền giải quyết:

Thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ

Thời hạn gia hạn:

Theo quy định tại điểm b, Điều 20.4, Thông tư 01/2007: Để được gia hạn hiệu lực GCN nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ thể quyền phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Hồ sơ gia hạn:

  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007;
  • Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Trình tự thực hiện:

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối, nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
  • Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.

Nếu trong thời hạn đã ấn định, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối gia hạn.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Quy trình đăng ký nhãn hiệu thương hiệu năm 2021
  • Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệu
  • Các hình thức đăng ký bản quyền logo
  • Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?
  • Đăng ký nhãn hiệu cho nghệ sỹ – tại sao không?

Cùng chuyên mục

Quá trình đăng ký bản quyền tác giả
Quá trình đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook
Dịch vụ đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook

Dịch vụ đăng ký bản quyền sách
Dịch vụ đăng ký bản quyền sách

Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát
Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Từ khóa

Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền kịch bản Bản quyền logo Bản quyền thương hiệu Bản quyền tác phẩm bản quyền youtube Bản quyền âm nhạc Bảo hộ bản quyền Bảo hộ logo bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ quyền tác giả Giải pháp hữu ích Hồ sơ đăng ký bảo hộ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Kịch bản Kịch bản chương trình Logo thương hiệu Luật sư Nguyễn Đức Hoàng Nhãn hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng nhượng quyền thương mại Quyền nhân thân Quyền Sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ Quyền tài sản Quyền tác giả Sáng chế Sở hữu trí tuệ Thương hiệu bản quyền Thời hạn bảo hộ Thủ tục đăng ký Tác phẩm di cảo Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm âm nhạc Tác phẩm điện ảnh Xâm phạm bản quyền Xâm phạm nhãn hiệu Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền logo Đăng ký kịch bản Đăng ký logo đăng ký bản quyền thương hiệu đăng ký nhãn hiệu đăng ký thương hiệu

Xem gần đây

  • Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành
  • Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
  • Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm
  • Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao? Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?
  • Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thông tin liên hệ

Văn phòng luật sư
Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
[email protected]
0904.752.808

Dịch vụ

Đăng ký bản quyền Đăng ký kinh doanh Hôn nhân và gia đình Sở hữu trí tuệ

Tags

app thiết kế logo Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền của tác phẩm điện ảnh Bản quyền Facebook Bản quyền game Bản quyền âm nhạc Bản quyền điện ảnh
Đăng Ký Bản Quyền · Copyright© 2022
0904.752.808