Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp là kết thúc. Doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị khác biệt của mình ngay từ khi mới thành lập. Sự khác biệt này đến từ thương hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Thương hiệu không đơn thuần là một cái tên, nó đại diện cho cả chất lượng, mức độ tin cậy, mức độ nắm bắt tiêu dùng…
Xây dựng nền tảng cho thương hiệu của doanh nghiệp
Xây dựng nhãn hiệu thương hiệu là gì?
Mục đích cốt lõi của chiến lược xây dựng nhãn hiệu chính là định vị cho nhãn hiệu, thể hiện được những giá trị khác biệt của nó mà doanh nghiệp muốn khách hàng mục tiêu của mình quan tâm. Hằng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhưng trong đó rất ít sản phẩm hay dịch vụ có sự khác biệt về cơ bản so với những gì đã và đang có trên thị trường.
Việc xây dựng nhãn hiệu cần đảm bảo được tính sáng tạo, tính nắm bắt thị hiếu của người dùng, ngoài ra nhãn hiệu cũng phải đáp ứng được các yêu cầu chung của pháp luật.
Nền tảng cho nhãn hiệu thương hiệu nằm ở đâu
Ngoài việc xây dựng nền tảng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, bạn không thể lơ là trong vấn đề bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu của mình trước những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện tại chưa bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên có thể nhận định đây là thủ tục mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua trong quá trình phát triển thương hiệu.
Từng bước đặt nền tảng vững chắc cho thương hiệu thông qua nhãn hiệu
Sơ lược về tình hình pháp lý hiện tại, thủ tục bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể và chặt chẽ tại Luật Sở hữu trí tuệ 2014. Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam với trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam còn có hai văn phòng đại diện có chức năng tiếp nhận đơn tại hai thành phố trực thuộc Trung ương đó là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Trong xu thế hội nhập, vấn để bảo hộ và xây dựng lá chắn pháp lý cho nhãn hiệu thương hiệu được quan tâm hơn bao giờ hết. Pháp luật đào tạo và cấp phép cho các tổ chức, cá nhân gọi là đại diện sở hữu công nghiệp trong việc định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo hộ thương hiệu của mình. Phan Law là một trong những đơn vị đại diện lâu đời và hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mọi mặt xây dựng nền tảng bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu trong và ngoài nước.
Nguồn: https://phan.vn/nen-tang-vung-chac-cho-mot-nhan-hieu-manh.html