Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về điều kiện và thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích. Do đó, khi chủ thể có nhu cầu thực hiện quy trình các bước đăng ký thì cần phải tìm hiểu thật kỹ. Tránh tình trạng vừa mất thời gian lẫn tiền bạc mà không được kết quả như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ mẹo để bạn có thể đi đăng ký sao cho hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết tư vấn dưới đây.
Xem thêm:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Quy định bảo hộ bản quyền tác giả hiện nay
Những loại hình tác phẩm bảo hộ bản quyền tác giả

Sự cần thiết khi đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích là gì?
Ngay sau khi tạo ra thành công giải pháp hữu ích thì cần xác lập quyền sở hữu sáng chế đó thông qua việc đi đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích. Bởi việc sáng tạo ra một giải pháp hữu ích không phải là một quá trình đơn giản mà là một quá trình phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều về thời gian, tốn nhiều công sức lẫn tiền bạc. Việc bạn thực hiện thủ tục đăng ký sẽ giúp tránh được những hành vi vi phạm của chủ thể khác bởi chủ sở hữu sẽ được sự thừa nhận, sự bảo vệ từ Nhà nước.
Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích gồm những giấy tờ gì?
Những giấy tờ trong hồ sơ đi đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích gồm:
- Tờ khai đăng ký
- Bản mô tả cụ thể về giải pháp hữu ích và yêu cầu bảo hộ đối với giải pháp hữu ích trong đơn (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có)
- Bản tóm tắt về giải pháp hữu ích (02 bản)
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn được thụ hưởng quyền đăng ký của người khác.
- Giấy tờ chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Bản sao giấy tờ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
- Văn bản ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện

Đăng ký giải pháp hữu ích như thế nào hiện nay?
Trình tự, thủ tục các bước để đăng ký giải pháp hữu ích diễn ra như sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký
Các bạn nộp những giấy tờ trên đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Lưu ý: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc qua bưu điện
Bước 2: Thẩm định về mặt hình thức của hồ sơ
Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về mặt hình thức đối với hồ sơ đăng ký, từ đó đưa ra kết luận hồ sơ có được coi là hợp lệ hay không.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ ra nếu rõ lý do từ chối chấp và yêu cầu sửa đổi, bổ sung
Bước 3: Công bố hồ sơ
Sau khi có quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ được công bố trên trang công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định về mặt nội dung đơn đăng ký
Cục sở hữu trí tuệ chỉ tiến hành thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung. Cụ thể, sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ (tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định đồng ý cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu không đáp ứng được tất cả các điều kiện về bảo hộ, Cục ra quyết định từ chối. Nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện về bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là những vấn đề về đăng ký giải pháp hữu ích hiện nay và các vấn đề liên quan. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website http://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn