Xuất phát từ bản chất đặc thù của đối tượng là tài sản vô hình nên phần mềm máy tính rất dễ bị xâm phạm. Loại tài sản này mang trong mình một hàm lượng chất xám và giá trị rất cao. Tuy nhiên tuổi thọ của nó lại có thể rất ngắn vì các vấn đề liên quan đến yếu tố bản quyền. Do vậy mà việc bảo hộ phần mềm máy tính trở nên đặc biệt quan trọng. Đây được xem như điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có thể tồn tại và phát triển.

Sơ lược về bảo hộ phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính vốn là tài sản mang tính sáng tạo trí tuệ rõ nét. Do đó mà việc đặt ra yêu cầu với đối tượng này là vô cùng hợp lý. Vì vậy mà pháp luật quy định đối tượng này trở thành một dạng tác phẩm có thể được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm hay chương trình máy tính được khái quát tại khoản 1 Điều 22 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. 2019. Theo đó Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Đây là đối tượng được bảo hộ bằng cơ chế quyền tác giả trong pháp luật về sở hữu trí tuệ. Khi áp dụng cơ chế này, chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính
Từ những quy định trên có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ quy định việc bảo hộ phần mềm bằng quyền tác giả. Trên cơ sở đó, việc bảo hộ phần mềm máy tính sẽ có những đặc điểm như sau:
– Tác giả, chủ sở hữu của quyền tác giả sẽ được bảo hộ đầy đủ các quyền nhân thân, quyền tài sản
– Điều kiện để được bảo hộ là phải mang tính nguyên gốc và thể hiện sự sáng tạo
– Phát sinh tự động mà không cần thông qua thủ tục đăng ký
– Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Về nguyên tắc thì quyền tác giải đối với đối tượng này được phát sinh một cách tự động. Tuy nhiên nếu thực tế xảy ra tranh chấpthì quyền lợi khó có thể được đảm bảo. Vì nếu chủ doanh nghiệp chủ quan vào vấn đề này mà lược bỏ đi thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước ghi nhận quyền tác giả của mình đối với phần mềm máy tính, thì khi có tranh chấp xảy ra, sẽ rất khó để chứng minh. Nhất là khi chủ sở hữu mang tư cách pháp nhân thì điều này lại càng khó khăn hơn
Mặt khác, trong khi phần lớn phần mềm hiện nay được tạo ra, xây dựng trên cơ sở mã nguồn mở hay có sẵn. Thậm chí trong một số trường hợp còn được hình thành từ một phần mềm đã được ra đời trước đó. Khi đó thì tính nguyên gốc hay sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ những tác phẩm khác có khả năng bị ảnh hưởng.
Thay vào đó muốn chắc chắn hơn thì danh nghiệp nên trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả. Việc cần làm chỉ là soạn thảo hồ sơ và nộp đến Cục bản quyền tác giả. Nếu hồ sơ là hợp lệ và phần mềm máy tính đảm bảo đủ điều kiện để được bảo hộ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận sở hữu quyền tác giả. Khi đó nếu có tranh chấp xảy ra thì quyền lợi sẽ được bảo vệ một cách chính thống.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phan Law Vietnam về việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ về thông tin dưới đây để được giải đáp trực tiếp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn