Bạn có thường hay nghe đến các nhãn hiệu nổi tiếng trong ăn uống, trong lĩnh vực thời trang hoặc đồ dùng công nghệ…? Chúng tôi nghĩ rằng bạn đang nghĩ đến trong đầu một nhãn hiệu nào đó mà bạn đã chí ít một lần sử dụng hay nghe ai đó nhắc đến nó. Vậy bạn có thắc mắc tại sao những nhãn hiệu nổi tiếng đó lại phát triển sừng sững trong thị trường kinh doanh bát nháo như hiện nay? Câu trả lời rằng, ngoài việc khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu mà họ cung cấp đến khách hàng. Yếu tố quan trọng và cốt lõi là họ đã làm quá tốt quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy họ có thể còn tại sao bạn lại không? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin cơ bản đến bạn quy trinh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam?
Có thể tư vấn nội dung quy trình đăng ký nhãn hiệu theo nhiều cách khác nhau. Đơn cử, chúng tôi xin đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản, dễ hiểu nhất đến các bạn bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cần bảo hộ của bạn. Nghĩa là nhãn hiệu bạn xây dựng là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh gì cụ thể.
Bước 2: Tra cứu trước thông tin cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ, việc này giúp bạn khẳng định nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký không trùng lặp với ai.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết theo quy định để tiến hành đăng ký hoặc cung cấp cho đại diện chuyên về sở hữu trí tuệ đăng ký thay bạn.
Bước 4: Chờ nhận kết quả cấp văn bằng, chứng nhận bảo hộ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến thời hạn bảo hộ của bạn là bao lâu để đóng phí duy trì gia hạn đúng pháp luật.
Hồ sơ, tài liệu cần thiết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Quy trình và thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để thực hiện thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau, bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu dự kiến của bạn (văn bản này bắt buộc theo mẫu pháp luật quy định);
– Mẫu nhãn hiệu (bản vẽ thiết kế, mẫu này phải được in màu);
– Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty (nếu đăng ký chủ sở hữu là công ty) hoặc bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân của tác giả (đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);
– Giấy uỷ quyền (cần trong trường hợp bạn không tự nộp hồ sơ đăng ký);
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng.

K+ Khách hàng thân thiết của Phan Law
Về phần công ty, sau khi chúng tôi nhận được yêu cầu cụ thể của bạn, công ty chúng tôi sẽ gửi bản báo giá đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho bạn.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.