Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
08:00 > 17:30
Thứ Hai đến Thứ Sáu
HOTLINE: 0904.752.808
[email protected]

Đăng Ký Bản Quyền

  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
Trang chủ » Đăng ký bản quyền » Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?

Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?

Đăng ký bản quyền  |  Phong Vũ  |  18/06/2021  | 
Lượt xem: 1.185

Tác phẩm điện ảnh là một trong những loại hình tác phẩm nghệ thuật được đầu tư cực kỳ công phu, kỹ lưỡng; là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo thành tác phẩm hoàn thiện. Việc bảo vệ quyền tác giả cho loại tác phẩm này là vấn đề vô cùng quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, thu lợi nhuận từ giá trị của tác phẩm khi công bố. 

Bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh.
Bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh.

Mục lục

  • Tác phẩm điện ảnh là gì?
  • Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
  • Có những loại hình tác phẩm điện ảnh nào?
  • Làm cách nào để đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh?

Tác phẩm điện ảnh là gì?

Tác phẩm điện ảnh được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh hiện hành như sau:

“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”

Bởi tính chất đặc biệt để tạo nên loại hình tác phẩm này, các quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được pháp luật hướng dẫn tương ứng cho các tác giả góp sức sáng tạo, cũng như chủ sở hữu tác phẩm. 

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là quyền của các tổ chức, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm điện ảnh. Theo hướng dẫn tại Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các chủ thể liên quan đến tác phẩm điện ảnh được bảo hộ các quyền tác giả khác nhau. Cụ thể:

  • Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền tài sản theo quy định định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
Đăng ký bảo hộ cho các loại hình tác phẩm điện ảnh.
Đăng ký bảo hộ cho các loại hình tác phẩm điện ảnh.

Có những loại hình tác phẩm điện ảnh nào?

Phim là loại hình tác phẩm điện ảnh phổ biến nhất, bao gồm các thể loại: 

  • Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim.
  • Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô
  • Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình
  • Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa

Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt. 

Làm cách nào để đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh?

Bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh với Cục Bản quyền. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả về cơ bản cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:

“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Những điều cần biết khi đăng ký bản quyền kịch bản
  • Chuẩn bị đăng ký bản quyền tác phẩm cần những gì?
  • Hướng dẫn đăng ký bản quyền Youtube chính xác
  • Hướng dẫn bảo vệ tác phẩm điện ảnh
  • Có thể bảo hộ bản quyền bằng những cách nào?

Cùng chuyên mục

Quá trình đăng ký bản quyền tác giả
Quá trình đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook
Dịch vụ đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook

Dịch vụ đăng ký bản quyền sách
Dịch vụ đăng ký bản quyền sách

Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát
Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Từ khóa

Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền kịch bản Bản quyền logo Bản quyền thương hiệu Bản quyền tác phẩm bản quyền youtube Bản quyền âm nhạc Bảo hộ bản quyền Bảo hộ logo bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ quyền tác giả Giải pháp hữu ích Hồ sơ đăng ký bảo hộ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Kịch bản Kịch bản chương trình Logo thương hiệu Luật sư Nguyễn Đức Hoàng Nhãn hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng nhượng quyền thương mại Quyền nhân thân Quyền Sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ Quyền tài sản Quyền tác giả Sáng chế Sở hữu trí tuệ Thương hiệu bản quyền Thời hạn bảo hộ Thủ tục đăng ký Tác phẩm di cảo Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm âm nhạc Tác phẩm điện ảnh Xâm phạm bản quyền Xâm phạm nhãn hiệu Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền logo Đăng ký kịch bản Đăng ký logo đăng ký bản quyền thương hiệu đăng ký nhãn hiệu đăng ký thương hiệu

Xem gần đây

  • Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành
  • Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
  • Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm
  • Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao? Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?
  • Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thông tin liên hệ

Văn phòng luật sư
Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
[email protected]
0904.752.808

Dịch vụ

Đăng ký bản quyền Đăng ký kinh doanh Hôn nhân và gia đình Sở hữu trí tuệ

Tags

app thiết kế logo Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền của tác phẩm điện ảnh Bản quyền Facebook Bản quyền game Bản quyền âm nhạc Bản quyền điện ảnh
Đăng Ký Bản Quyền · Copyright© 2022
0904.752.808