Đến thời điểm hiện tại, Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy tại sao vẫn có nhiều doanh nghiệp phải tiến hành công việc này khi mà luật không quy định. Và công việc này có nên được nhanh chóng thực hiện hay không ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này cho bạn.
Nhãn hiệu và cách thức bảo hộ nhãn hiệu
Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”
Có thể thấy rõ nhãn hiệu chính là tài sản có giá trị nhất của một doanh nghiệp chính vì thế mà những hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thường xuyên xảy ra. Vậy cách đối phó tốt nhất đối với tình trạng này chính là tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Dù hiện tại luật không có quy định bắt buộc nhưng chính việc làm này sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho chính doanh nghiệp.
Tại sao nên bảo hộ nhãn hiệu?
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khi đã hoàn thành thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì bạn sẽ có được những quyền lợi nhất định như sau :
– Bất kỳ ai cũng không được quyền sử dụng nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký nếu như không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
– Là cơ sở để bảo vệ và nâng cao thêm được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
– Ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến lợi ích của doanh nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng.
– Là căn cứ chứng minh quan trọng nếu có xảy ra tranh chấp trong vấn đề sử dụng doanh nghiệp.
– Chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm hại đến nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Nhìn chung quá trình chính là cách thức để bảo vệ được những lợi ích cần thiết của doanh cũng như ngăn chặn và giải quyết những hành vi gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Chủ thể có quyền thực hiện có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Hồ sơ và quy trình thực hiện
– Tờ khai đăng ký
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân của chủ sở hữu ( có công chứng )
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng nếu chủ sở hữu là tổ chức
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký
– Danh mục các sản phẩm, dịch vụ
– Giấy ủy quyền cho đơn vị đại diện thực hiện
– Các hồ sơ và giấy tờ liên quan
Quy trình thường được tiến hành theo các bước :
– Tra cứu, thẩm định và đánh giá hồ sơ
– Nộp đơn đăng ký
– Thẩm định nội dung đơn
– Cấp văn bằng bảo hộ
Dịch vụ tại Phan Law Vietnam
Không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể tự chuẩn bị và hoàn tất thủ tục vì quy trình này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Vì thế mà Phan Law Vietnam đã cung cấp đến khách hàng dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Với dịch vụ này tại Phan Law Vietnam khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sự tư vấn cũng như hỗ trợ trong toàn bộ quy trình. Với hệ thống nhân lực có trình độ cùng kinh nghiệm vững vàng trong vấn đề này, các cá nhân tổ chức hoàn toàn có thể yên tâm trong việc nhờ đến dịch vụ hỗ trợ tại Phan Law Vietnam.
Nguồn: https://phan.vn/tai-sao-doanh-nghiep-phai-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu.html