Trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển, việc bảo hộ chất xám càng ngày càng được quan tâm. Một trong đó là những giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên hay còn gọi đó là những sáng chế và giải pháp hữu ích. Bài viết hôm nay dangkybanquyen.com sẽ tập trung các vấn đề xoay quanh về 2 giải pháp kỹ thuật này. Mong rằng bài tư vấn dưới đây hữu ích với các bạn.
Xem thêm:
Các bước xử lý hồ sơ trong thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích như thế nào?
Phân biệt giữa sáng chế và giải pháp hữu ích có thể dựa vào những tiêu chí sau:
Thứ nhất, về khái niệm
Sáng chế được biết tới là một giải pháp trong kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc một quy trình nhằm để giải quyết một vấn đề đã được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Giải pháp hữu ích được biết tới là một dạng đặc biệt của sáng chế, không đáp ứng một điều kiện của sáng chế, cụ thể là về trình độ sáng tạo. Giải pháp hữu ích phải không phải là những hiểu biết thông thường
Thứ hai, về điều kiện bảo hộ
Điều kiện đối với sáng chế:
- Phải có tính mới
- Phải có khả năng áp dụng/vận dụng vào công nghiệp
- Phải có trình độ sáng tạo
(Tham khảo khoản 1 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2019)
Điều kiện đối với giải pháp hữu ích:
- Phải có tính mới
- Phải có khả năng áp dụng/vận dụng vào công nghiệp
(Tham khảo khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2019)
Thứ ba, về thời hạn bảo hộ
Đối với sáng chế: Bằng độc quyền của sáng chế có hiệu lực kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn (tham khảo khoản 2 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2019)
Đối với giải pháp hữu ích: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn (tham khảo khoản 3 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2019)
Tại sao giải pháp hữu ích là một dạng đặc biệt của sáng chế?
Giải pháp hữu ích chỉ là một dạng đặc biệt của sáng chế vì những lý do sau:
- Về bản chất: Cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều là những giải pháp trong lĩnh vực kỹ thuật và đều phải đáp ứng yêu cầu về tính mới và khả năng áp dụng/vận dụng vào công nghiệp
- Về mặt thủ tục: Xác lập quyền đối với sáng chế và giải pháp hữu ích về cơ bản là giống nhau.
- Về các quyền mà chủ sở hữu: Chủ sở hữu sáng chế và chủ sở hữu giải pháp hữu ích được pháp luật quy định cũng tương tự nhau.
Do đó, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không liệt kê giải pháp hữu ích như một đối tượng sở hữu trí tuệ riêng biệt được nhà nước thừa nhận và bảo hộ mà được quy định cùng với đối tượng sáng chế như một dạng đặc biệt của sáng chế.

Theo quy định thì giải pháp hữu ích có đồng nhất với sáng chế không?
Tuy sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng với nhau, nhưng không thể đồng nhất giữa giải pháp hữu ích với sang chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, yêu cầu về tính sáng tạo
Yêu cầu về tính sáng tạo của sáng chế cao hơn của giải pháp hữu ích. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp còn phải có trình độ sáng tạo thì giải pháp kỹ thuật không cần có tính sáng tạo nhưng phải có \ tính mới và khả năng áp dụng/vận dụng vào công nghiệp
Thứ hai, thời gian bảo hộ
Thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế, cụ thể là ít hơn 10 năm
Trên đây là những vấn đề về sáng chế và giải pháp hữu ích hiện nay và các vấn đề liên quan. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website http://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn