Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
08:00 > 17:30
Thứ Hai đến Thứ Sáu
HOTLINE: 0904.752.808
[email protected]

Đăng Ký Bản Quyền

  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
  • Dịch vụ
    • Đăng ký bản quyền
      • Mua bán bản quyền
      • Sở hữu trí tuệ
    • Đăng ký kinh doanh
    • Hôn nhân và gia đình
  • Giải thích pháp luật
  • Biểu phí dịch vụ
  • Liên hệ
Trang chủ » Khác » Hôn nhân và gia đình » Tư vấn giành quyền nuôi con

Tư vấn giành quyền nuôi con

Hôn nhân và gia đình  |  Thái Thành  |  06/03/2022  | 
Lượt xem: 275

Khi quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng trở nên mâu thuẫn đến đỉnh điểm thì họ sẽ lựa chọn phương án ly hôn. Nhắc tới ly hôn thì vấn đề phân chia tài sản và giành quyền nuôi con luôn là hai đề tài được quan tâm và chú trọng, đặc biệt là con cái. Để hiểu rõ hơn về quyền giành nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân hiện hành và các vấn đề liên quan, mời các bạn cùng theo dõi bài tư vấn dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho các bạn.

Tư vấn giành quyền nuôi con
Tư vấn giành quyền nuôi con.

Mục lục

  • Giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân hiện hành?
  • Làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn đúng pháp luật?
  • Trách nhiệm của người không không trực tiếp nuôi con là gì?

Giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân hiện hành?

Người bố người mẹ vẫn có quyền giành quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp sau đây (tham khảo khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014):

  • Con chưa thành niên;
  • Người con đã thành niên nhưng mất đi năng lực hành vi dân sự hoặc người con không có đủ khả năng để lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân mình.

Về nguyên tắc, Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của người vợ và người chồng để quyết định người mẹ hoặc người bố sẽ là người được trực tiếp nuôi dạy con. Nếu người vợ và người chồng không đồng ý thỏa thuận hoặc việc thỏa thuận không đi đến thống nhất thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người mẹ hoặc người chồng nuôi dưỡng căn cứ trên quyền lợi về mọi mặt của người con.

Lưu ý: Khi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được chỉ định giao cho người mẹ nuôi dưỡng, trừ khi người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dạy con cái hoặc giữa người bố và người mẹ có thỏa thuận khác để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của người con.

Giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân
Giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân.

Làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn đúng pháp luật?

Khi tiến hành ly hôn tại tòa án có thẩm quyền mà hai vợ chồng không thể tiến hành thỏa thuận thống nhất ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho con một bên (người chồng hoặc người vợ) để trực tiếp nuôi. Tòa án quyết định chủ thể sẽ nuôi dạy con cái căn cứ vào mọi mặt quyền lợi của con (tham khảo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Vì vậy, khi muốn tranh giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì bạn cần phải đưa ra được các bằng chứng để chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện để nuôi dạy con. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế

Người mẹ/người bố khi muốn tranh giành quyền nuôi con về mình thì cần chuẩn những những bằng chứng để chứng minh bản thân họ có đủ điều kiện điều kiện kinh tế tốt hơn người chồng/người vợ. Cụ thể chứng minh về:

  • Nguồn thu nhập thực tế;
  • Công việc ổn định;
  • Có nơi cư trú ổn định (nhà ở hợp pháp).

Để chứng minh được điều kiện vật chất, các bạn cần cung cấp bằng chứng, tài liệu cho Tòa án các như hợp đồng lao động, bảng lương tại công ty đang làm việc; giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ, sổ hồng),….

Thứ hai, điều kiện tinh thần

Bạn cần chứng minh bản thân luôn có thời gian để chăm sóc, giáo dục, nuôi dạy và trau dồi tình cảm với con từ trước đến nay. Đặc biệt, chứng minh bản thân không có hành vi bạo lực gia đình,…

Việc chứng minh điều kiện tinh thần nhằm mục đích chứng minh khả năng tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con; để hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.

Trách nhiệm của người không không trực tiếp nuôi con là gì?

Khi không đủ điều kiện tranh giành quyền nuôi con và Tòa án đã ra quyết định chỉ định cho người còn lại trực tiếp nuôi dạy con thì người không trực tiếp nuôi con có những nghĩa vụ sau (tham khảo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014):

  • Phải luôn tôn trọng quyền của con cái khi sống chung với người vợ/người chồng của bạn khi trực tiếp nuôi dạy con;
  • Phải cấp dưỡng cho con. Hai vợ chồng tiến hành thỏa thuận mức cấp dưỡng dựa trên nguồn thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người con;
  • Không được phép lạm dụng việc đến thăm con cái nhằm mục đích cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người vợ/người chồng của bạn.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Tư vấn giành quyền nuôi con trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Cùng chuyên mục

Tư vấn yêu cầu ly hôn thuận tình
Tư vấn yêu cầu ly hôn thuận tình

Tìm hiểu chi tiết ly hôn
Tìm hiểu chi tiết ly hôn là gì?

Tìm hiểu quy trình ly hôn đơn phương
Tìm hiểu quy trình ly hôn đơn phương

Hướng dẫn thủ tục ly hôn hiện nay
Hướng dẫn thủ tục ly hôn hiện nay

Tư vấn mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới nhất 2022
Tư vấn mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới nhất 2022

Từ khóa

Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền kịch bản Bản quyền logo Bản quyền thương hiệu Bản quyền tác phẩm bản quyền youtube Bản quyền âm nhạc Bảo hộ bản quyền Bảo hộ logo bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ quyền tác giả Giải pháp hữu ích Hồ sơ đăng ký bảo hộ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Kịch bản Kịch bản chương trình Logo thương hiệu Luật sư Nguyễn Đức Hoàng Nhãn hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng nhượng quyền thương mại Quyền nhân thân Quyền Sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ Quyền tài sản Quyền tác giả Sáng chế Sở hữu trí tuệ Thương hiệu bản quyền Thời hạn bảo hộ Thủ tục đăng ký Tác phẩm di cảo Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm âm nhạc Tác phẩm điện ảnh Xâm phạm bản quyền Xâm phạm nhãn hiệu Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền logo Đăng ký kịch bản Đăng ký logo đăng ký bản quyền thương hiệu đăng ký nhãn hiệu đăng ký thương hiệu

Xem gần đây

  • Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành Tìm hiểu về mua bản quyền phim theo quy định hiện hành
  • Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế Tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
  • Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm Những điều cần biết về quyền tác giả đối với tác phẩm
  • Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao? Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả ra sao?
  • Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thông tin liên hệ

Văn phòng luật sư
Đăng Ký Bản Quyền

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
[email protected]
0904.752.808

Dịch vụ

Đăng ký bản quyền Đăng ký kinh doanh Hôn nhân và gia đình Sở hữu trí tuệ

Tags

app thiết kế logo Bản quyền Bản quyền bài hát Bản quyền của tác phẩm điện ảnh Bản quyền Facebook Bản quyền game Bản quyền âm nhạc Bản quyền điện ảnh
Đăng Ký Bản Quyền · Copyright© 2022
0904.752.808